Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Sự đổi mới tạo đà đi lên vùng cao Hợp Thành, Tả Phời

Con đường ý đảng lòng dân 
chung tay xây dựng nông thôn mới




Sau năm năm thực hiện, hệ thống điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt…. được đầu tư xây dựng đã cơ bản hoàn thành, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tháng 6 năm 2004, Tả Phời và Hợp Thành là 2 xã đầu tiên tự nguyện rút khỏi Chương trình 135.
Nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai hơn 20km, xã Hợp Thành địa hình đồi núi, có độ cao trung bình so với mực nước biển là 980m, được phân chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng thấp phù hợp với điều kiện phát triển nông, lâm nghiệp như trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, cấy lúa nước…;vùng cao nhiệt độ thấp, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, trồng thảo quả, cây dé… Ông Vàng Hải Va, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hợp Thành cho biết: Với địa hình như vậy, Đảng bộ và chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân các thôn vùng thấp tích cực đầu tư thâm canh lúa nước (2 vụ lúa/năm), phối kết hợp với khuyến nông, khuyến lâm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là đưa các giống ngô, lúa mới có năng suất cao vào gieo trồng. Cùng với việc thâm canh cây lúa, cây ngô, bà con còn áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng hoa màu như lạc, đỗ tương và trồng rau vụ đông như su hào, bắp cải, đậu cô ve… nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Bình quân một ha đất canh tác đạt từ 15 - 20 triệu đồng, thu nhập 1,8 triệu đồng/người/năm. Những thôn vùng cao, xã khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rừng, trồng cây thảo quả và vận động bà con ở hai thôn Nậm Rịa và Bắc Công hạ sơn xuống khu định cư mới, để có điều kiện khai hoang thêm ruộng nước, nuôi trồng thủy sản, ổn định cuộc sống.
Tạm biệt Hợp Thành, đến Tả Phời, đồng chí Chủ tịch xã Trần Ngọc Vinh vừa dẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình kinh tế vừa cho biết: Mặc dù đã hoàn thành Chương trình 135, nhưng Tả Phời vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Hơn một năm qua, được tỉnh và thành phố quan tâm đầu tư cho Tả Phời hàng trăm triệu đồng để tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông liên thôn từ thôn Đá Đinh lên các thôn vùng cao như Séo Tả 1, Séo Tả 2, Phìn Hồ… Có đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu hàng hóa, bà con các dân tộc trong xã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa, phục vụ thành phố Lào Cai và những vùng lân cận. Hàng trăm hộ gia đình ở các thôn vùng thấp đã đầu tư tiền vốn để phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm theo chu trình khép kín. Nhờ tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên giá trị thu lợi trên 1ha gieo trồng đạt bình quân trên 10 triệu đồng, có nơi lên đến 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, hộ nông dân ở các thôn Đá Đinh 1, Đá Đinh 2, Làng Mới còn mạnh dạn chuyển đổi 8,5 ha diện tích ruộng nước kém năng xuất sang đào ao thả cá và trồng rau màu, bước đầu đã mang lại hiệu quả. Nhiều hộ gia đình đã nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, điển hình như gia đình chị Xu Thị Chao ở Đội 1, chị Lương Thị Đức ở thôn Đội 3 và gia đình ông Vi Văn Phúc ở thôn Phời 3… Còn ở 8 thôn vùng cao, Đảng bộ và chính quyền xã đã đề ra nghị quyết tiếp tục vận động nhân dân phát triển cây thảo quả, trồng rừng cảnh quan, trồng chè, trồng hoa hàng hóa… gắn với khu du lịch sinh thái.  
Tính đến nay, toàn xã có 410 ha cây thảo quả, trung bình mỗi ha thảo quả cho thu hoạch khoảng từ 2-3 tạ quả khô/năm, như vậy, mỗi năm bà con vùng cao xã Tả Phời thu gần 100 tấn quả khô, trị giá hàng tỷ đồng. Xã còn đang xây dựng và triển khai dự án trồng 13 ha rừng cảnh quan tại thôn Pèng và thôn Phìn Hồ.
Có thể nói, đến nay, cuộc sống của bà con các dân tộc hai xã Tả Phời và Hợp Thành đã có những chuyển biến rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Xã Hợp Thành chỉ còn 34 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,9%, giảm 145 hộ so với năm 2002. Xã Tả Phời còn 61 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,25%, giảm 196 hộ so với năm 2002. Hai xã đều đã thanh toán được hộ đói. Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm, tỷ lệ huy động trẻ đến lớp đúng độ tuổi của hai xã đạt 100%. Công tác y tế được duy trì tốt, hiệu quả cao. Trạm xá được xây dựng khang trang, trang thiết bị phục vụ việc khám chữa bệnh được đầu tư, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Mạng lưới thông tin tuyên truyền được duy trì và phát huy hiệu quả. Tham gia, mở rộng hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ với các xã, phường lân cận tại chợ văn hoá vùng cao Tả Phời - Hợp Thành, thu hút đông đảo nhân dân 2 xã tham dự… Công tác xây dựng Đảng được quan tâm đúng mức, nhất là công tác bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới (đặc biệt là người dân tộc thiểu số). Công tác kiểm tra, củng cố các tổ chức cơ sở đảng cũng được đẩy mạnh. Cán bộ, đảng viên phát huy vai trò đầu tầu gương mẫu, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Cả hai Đảng bộ đều được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền…
Với những thành quả đã đạt được, cùng với thế mạnh, tiềm năng sẵn có, kết hợp với lòng hăng say lao động của bà con nơi đây, tin rằng bước sang năm mới 2006 và những năm tiếp theo Hợp Thành và Tả Phời sẽ vững vàng đi lên phát triển toàn diện về mọi mặt, thoát nghèo bền vững, xây dựng quê hương mới trên nền tảng văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc./.


Sắc xuân trên vùng cao

Thưa quý vị và các bạn! Khi những cành hoa đào, hoa mận đua nhau khoe sắc, từng đàn chim chao liệng trên bầu trời, cây cối đâm chồi nảy lộc… đó là dấu hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến mang theo niềm vui, niềm tin và hy vọng vào một năm mới tốt lành và may mắn. Năm 2012 vừa qua cũng như nhiều xã phường khác, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc  xã Tả Phời đã nỗ lực hết mình, vượt mọi khó khăn đạt được nhiều thành quả đáng tự hào, tự tin bước vào năm mới.
 Những  ngày cuối năm nhâm Thìn tôi có dịp trở lại xã vùng cao Tả Phời, cảm nhận thấy diện mạo nơi đây ngày một đổi mới. Những con đường bê tông láng mịn chạy dọc từ làng này đến làng khác. Xen kẽ vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố. Người và xe tấp nập chạy qua. Theo thống kê sơ bộ xã Tả Phời có đến 90% hộ gia đình đã có xe máy, đường ô tô đã đến được 100% các thôn, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao nhưng so với trước cuộc sống của người dân đã gấp hàng chục lần. 
           Là một trong 2 xã vùng cao của thành phố, Tả Phời có đến ¾ diện tích  là đất đồi núi. Toàn xã có trên 1000 hộ với trên 5000 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Với đặc thù của địa phương năm 2012 được sự giúp đỡ cuả thành phố và các ban ngành, đoàn thể thành phố Đảng ủy xã Tả Phời dã tập trung lãnh dạo chỉ đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực KT-XH; ANQP. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy, UBND xã đã đề ra nhiệm vụ, biện pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp, hiệu quả. Vì vậy trong năm 2012 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, về thời tiết, dịch bệnh, đường giao thông xuống cấp, kinh tế chậm phát triển, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, tưởng chừng các chỉ tiêu khó đạt, thì đến cuối năm khi rà soát lại hầu hết các kết quả đều đạt thậm chí một số chỉ tiêu còn vượt KH giao. Đồng chí Nông Văn Lẻng bí thư đảng ủy - chủ tịch UBND xã Tả Phời phấn khởi cho biết:
Kết quả trên là do Đảng bộ và chính quyền xã đã xác định hướng đi đúng, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện - đường - trường - trạm, cứng hoá kênh mương… Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trong năm qua, xã đã huy động trên 4 ngàn ngày công lao động để nâng cấp và mở mới 9,5 km đường liên thôn, xây dựng nhà văn hóa. chú trọng tu sửa, xây mới các phòng học, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập cho các hộ. Với mục tiêu phát triển kinh tế là trọng tâm, Tả Phời tập trung  chỉ đạo bà con nhân dân phát huy tiềm năng từ đất đai, tích cực thâm canh tăng vụ. Chưa bao giờ phong trào thâm canh tăng vụ lại được con số cao đến vậy - 224 ha nhiều nhất từ trước tới nay. Phấn khởi hơn phong trào tăng vụ đã phát triển đến cả 8 thôn vùng cao con số 114 ha tăng vụ xuân trên đất ruộng 1 vụ ở 8 thôn vùng cao cũng là một kỷ lục.  Nhờ đó mà tổng sản lượng lương thực toàn xã năm 2012 đạt trên 3 nghìn tấn vượt kế hoạch giao. Đó là thành quả của việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tiêu biểu nhất phải kể đến hàng chục hộ dân tiên phong đi đầu trong việc đầu tư mua máy cày vào sản xuất. Ông Lò Quẩy Vầy thôn Làng Mới là một trong số đó: Ông Vầy nói:
Tuy chưa phủ kín cánh đồng 2 vụ nhưng giờ đây cây rau mầu vụ đông ở Tả Phời cũng được coi như cây trồng chính bởi hiệu quả của nó. Trên cánh đồng làng Cóc, làng Phời, Hẻo; Trang nhiều ruộng rau xanh mởn mởn đang chờ ngày thu hoạch.
 Cùng với cây vụ đông vài năm gần đây xã Tả Phời lựa chọn 2 loại cây trồng: cây Chè và cây Lê làm cây xóa đói giảm nghèo. Sau 5 năm triển khai từ việc trồng thí điểm đến nay diện tích Chè và Lê toàn xã đã trồng được gần 100 ha. Trong đó cây Lê trồng chủ yếu ở 2 thôn Phìn Hồ và Phìn Hồ Thầu. Trưởng thôn Phìn Hồ Thầu Giàng A Su cho biết: Thôn có 32 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Mông do trình độ còn nhiều hạn chế việc triển khai đưa vào trồng các loại cây mới cũng rất khó khăn. Nhưng nhờ tích cực tuyên truyền vận động, kết hợp nói đi đôi với làm. Bí thư chi bộ, trưởng thôn gương mẫu trồng trước. Cây nhà mình trồng trước đã có quả rồi ăn ngon và ngọt lắm. Giàng A Su nói:
Tiếp thêm động lực cho người dân trồng Chè, vừa qua thành phố đã hỗ trợ các hộ dân máy sao chè mi ni, tạo cho người dân không lo xuất chè tươi. Thay vào đó, chè sẽ được chế biến thành sản phẩm đóng gói đi bán. Một mặt tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi sau thu hoạch, mặt khác lại thêm  thu nhập.  Đây là cách làm hay giúp dân có thể hưởng lợi ở mức tối đa với nông sản của mình.  Từ khi được nhận máy sao chè, công việc sao chè không còn vất vả như trước chè lại ngon hơn, Ông Vi Văn Phù, thôn Cóc 2, phấn khởi cho hay:
Phong trào xây dựng đời sống văn hoá cũng được bà con các dân tộc nhiệt tình hưởng ứng. Tiêu biểu là trong năm 2012 thực hiện phong trào: cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, thả rông gia súc cũng dần được bài trừ, loại bỏ, người dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, xây dựng bản làng no ấm, góp phần rất lớn vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội ở địa phương.
Dạo quanh một vòng ở thôn Phời, thôn Cóc, Cuống, Đá Đinh, Trang, Hẻo; Phân Lân; Lắp máy rất nhiều nhà xây mới mọc lên, trong nhà có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như: giường tủ, ty vi, xe máy…tiếng đài nghe rộn rã, trẻ em chạy nhẩy trước sân nhà. Trên cánh đồng dịp này chưa vào vụ mới, từng đàn gà, đàn vịt thỏa sức tìm thức ăn… tất cả tạo nên ấn tượng khó quên như níu giữ bước chân tôi.
Không chỉ các thôn vùng thấp mà diện mạo các thôn vùng cao cũng ngày càng được đổi thay. Ngược lên vùng cao mùa xuân này mới thấy, cái khó khăn, nghèo đói đã dần được thay bằng cuộc sống mới no đủ và văn minh hơn. Ở trên núi cao, xa trung tâm, khó khăn vẫn còn nhiều nhất là đường giao thông trong những ngày mưa bão nhưng bà con nhân dân nơi đây đã thể hiện sự phấn đấu vươn lên trong xây dựng cuộc sống mới, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư thông qua việc thực hiện các phong trào xoá đói giảm nghèo, làm đường giao thông nông thôn, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình... Nếu như trước đây, đường giao thông cách trở, nhân dân đi lại khó khăn, thì nay đường sá được cải tạo, nâng cấp, xe ô tô bon bon về đến từng thôn bản, nông sản làm ra được tiêu thụ dễ dàng hơn.
          Tạm biệt vùng cao Tả Phời, niềm vui lan toả trong tôi suốt chặng đường về. Bên những  con đường mới, thoáng, đẹp và thẳng tắp là những đường dây điện nối dài trong không trung, những bông hoa Đào, hoa Mận, hoa Lê vẫn còn e ấp bởi giá rét, nhưng cây nào cũng căng tràn nhựa sống. Một mùa xuân mới đã về với bà con các dân tộc vùng cao Tả Phời./. 









Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Nông trường chè Thanh Bình Mường khương Lao Cai/THANH BINH Tea farm

Tết Dương Lịch 2013
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ
♦ Tên đơn vị: Công ty TNHH một thành viên chè Thanh Bình.
- Năm thành lập: Năm 2010(  được chuyển đổi từ nông trường Thanh Bình)
- Địa chỉ trụ sở chính: Xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
- Điện thoại: 0203.886.142                                               - Fax: 0203.886.349
- Email: chethanhbinh2010@gmail.com. 
- Người đại diện : Giám đốc  Ông Bùi Đức Rạng.       - Di động: 0913.287.676.
♦ Nghành nghề sản xuất, kinh doanh chính:
+ Dịch vụ kỹ thuật đầu  vào( Hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, cây con giống..) cho các hộ dân vùng nguyên liệu chè Mường Khương và các vùng nguyên liệu nông sản khác.
+ Tổ chức chế biến chè khô xuất khẩu và chế biến nông sản.
+ Sản xuất cây chè giống và các cây giống lâm nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
+ Vận tải hàng hóa phục vụ sản xuất.
+ Du lịch sinh thái nông, lâm nghiệp.
- Diện tích sản xuất hiện tại: 1.302 ha                           - Khả năng có thể mở rộng lên: 2.000 ha.
 Các chứng chỉ về chất lượng đã được cấp:
+ Giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap.
+ Sản phẩm đã được đăng ký thương hiệu, mã vạch và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chè an toàn do Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai cấp.
THÔNG TIN SẢN PHẨM CỦA  ĐƠN VỊ
 Sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn VSTP từ khâu nguyên liệu đến chế biến, bao gói khép kín, toàn bộ nguyên liệu sử dụng trong chế biến chè đều được trồng bằng giống chè tuyết Shan với diện tích 800 ha đạt 5000 tấn /năm sản xuất theo quy trình trồng chè An Toàn VIETGAP tại Xã Lùng Vai,  huyện Mường Khương dưới sự hướng dẫn và giám sát của Chi Cục Bảo vệ Thực Vật tỉnh Lào Cai và trạm khuyến nông huyện Mường Khương.
- Đóng gói:  Sản phẩm được đóng gói thành 2 loại: 200g/ hộp (hút chân không) và 500g/ túi.
♦  Năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm:
+ Chè tròn xuất khẩu: 800 tấn/ năm.
+ Chè xanh duỗi xuất khẩu: 400 tấn/ năm.
+ Chè đóng hộp, hút chân không, bán nội tiêu: 20 tấn/ năm.
- Giá tham khảo :
Sản phẩm 
Thời gian có hàng
Giá tham khảo
( đồng/ kg)
Chè xanh tròn Xuất khẩu
T3-T12
80.000
Chè xanh duỗi Xuất khẩu
T3-T13
70.000
Chè khô đóng hộp,
 hút chân không bán nội tiêu
Các tháng trong năm
200.000-400.000

♦  Định hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới của đơn vị:
+ Xây dựng vùng nguyên liệu 50 ha chè chất lượng cao trồng bằng giống Kim Thuyên, Bát Tiên để chế biến theo công nghệ sản xuất chè Ô Long( nằm trong dự án phát triển vùng nguyên liệu chè Mường Khương giao đoạn 2012-2115)
+ Tiếp tục mở rộng, nâng cao dây chuyền sản xuất, duy trì công suất 60 tấn nguyên liệu chè búp tươi / ngày đảm bảo tiêu thụ hết nguyên liệu chè Shan của 4 xã vùng thấp trong các năm tiếp theo và nâng công suất nhà máy lên 100 tấn nguyên liệu chè búp tươi / ngày sau năm 2015.
+ Lắp đặt dây chuyền chế biến Ô Long  để tinh chế ra các sản phẩm chè có chất lượng cao.
+ Mong muốn được các Sở ban nghành và Sàn hỗ trợ kết nối, quảng bá tiêu thụ sản phẩm cho đơn vị.

Quê hương Cam đường lào cai


Nơi đây thành lập chi bộ đảng Cam đường đầu tiên (10/1948)

Đình làng xã Cam đường cứ vào đầu xuân hàng năm thường được nhân dân các dân tộc tổ chức lễ hội xuống đồng hay còn gọi là (luồng tồng )tại đây.

Phát huy truyền thống quê hương Cách mạng - Cam Đường vững bước đi lên  (08/09/2011 )
Xã Cam Đường nằm ở phía Nam thành phố Lào Cai, có diện tích tự nhiên 1.544ha, với 737 ha đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp 367 ha, đất nuôi trồng thủy sản 31ha. Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu từ suối Ngòi Đường cùng với nhiều kênh rạch nhỏ, cơ bản đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, phía đông giáp với phường Thống Nhất, phía Tây giáp xã Tả Phời, phía Bắc giáp phường Bình Minh, phía Nam giáp xã Hợp Thành. Toàn xã có 1337 hộ, với 4.754 khẩu. Đảng bộ có 21 chi bộ khu dân cư, lãnh đạo 21 thôn, có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Giáy, Nùng, Dao, Tày… Dân tộc Kinh chiếm 56% dân số, dân tộc Tày chiếm 39%, còn lại các dân tộc khác chiếm 5% dân số.
Đảng bộ xã Cam Đường được thành lập tháng 10/1948, được tôi luyện và trưởng thành trong phong trào cách mạng của tỉnh Lào Cai. Vinh dự và tự hào, là chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của tỉnh, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã đứng lên khởi nghĩa vũ trang cùng với các địa phương khác trong tỉnh, đánh đuổi thực dân Pháp và bọn tay sai để giành độc lập tự do cho nhân dân. Đảng bộ và nhân dân xã Cam Đường nêu cao truyền thống cách mạng, truyền thống vũ trang Cam Đường, đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu xã Anh hựng lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Pháp. Phát huy truyền thống đó, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc đã có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội từng bước được xây dựng, đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội thì địa phương phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của mình. Tại đại hội Đảng bộ lần thứ 22 xã Cam Đường, đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và được đưa vào Nghị quyết trong giai đoạn 2010 – 2015, đó là: Xây dựng xã Cam Đường theo tinh thần xây dựng Nông thôn mới, theo 19 tiêu chí của Quốc gia. Đưa xã Cam Đường trở thành một trong những xã có nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Phát triển nông nghiệp theo hướng gắn với phát triển đô thị, dịch vụ, sản xuất hàng hóa có năng xuất chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, áp dụng cho sản xuất. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, giàu bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hoàn thành toàn bộ các quy hoạch hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch trung tâm xã, trong năm 2011, làm cơ sở để xây dựng hoàn chỉnh các công trình hạ tầng thiết yếu trước năm 2013 (xây dựng trụ sở UBND&HĐND, trạm y tế, nhà văn hóa xã…). Nâng cấp xây mới các tuyến kênh để đảm bảo đủ nước tưới tiêu, gia cố hệ thống kè đảm bảo cho sản xuất, sửa chữa các đập đầu mối đảm bảo đủ nguồn nước cho tưới tiêu. Hoàn thành xây mới 2 Trường mầm non và 1 phân hiệu Tiểu học (ảnh hưởng do GPMB đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai), phấn đấu 2013 đạt 50% trường chuẩn, từng bước đầu tư trang thiết bị và xây dựng các phòng chức năng, đến năm 2015 có 75 % trường đạt chuẩn. Xây dựng Nhà văn hóa có khu thể thao của xã đạt chuẩn, huy động xã hội hóa để xây dựng các Điểm văn hóa, phấn đấu đến 2015 tất cả 21/21 thôn có Nhà văn hóa. Đồng thời để phát huy và bảo tồn các giá trị truyền thống, dự kiến trong năm 2012 sẽ xây dựng 1 Nhà văn hóa cộng đồng của dân tộc Tày bằng nguồn vốn xã hội hóa do các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp xây dựng. Mở rộng các mô hình thâm canh thủy sản, rau an toàn để tạo ra sản phẩm có giá trị trên cơ sở chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản tại 2 thôn: Sơn Lầu, Sơn Cánh. Lựa chọn những giống cây trồng có hiệu quả để khai thác triệt để diện tích vườn tạp, tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa có giá trị cao trên thị trường. Thử nghiệm trồng cây cao su và một số loại cây khác để trồng trên diện tích đất lâm nghiệp kém hiệu quả. Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố Lào Cai ngày càng văn minh, hiện đại, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa nhân dân khu vực đô thị và nhân dân khu vực nông thôn. Đồng thời để thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 22, thì cần có sự nỗ lực hơn nữa của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã để đưa xã Cam Đường trở thành một xã tiêu biểu về xây dựng “ Nông thôn mới” trong giai đoạn 2010 – 2015.
Các đồng chí Đoàn viên thanh niên xã Cam đường làm đường bê tông hóa nông thôn

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Phiên chợ Bắc hà/ Bac Ha Market


Cứ vào ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần bà con các dân tộc ở các bản vùng sâu vùng xa thuộc Huyện Bắc Hà ra chợ mua bán sản phẩm cho nhu cầu thiết yếu trong gia đình
 Chợ Mua bán trao đổi Trâu, Ngựa Của các dân tộc Bắc Hà




Đường vào cổng chợ là nơi bán sản phẩm thổ cẩm



Hai nhạc sỹ nghiệp dư thổi lên những bản nhạc đậm bản sắc














Phong cảnh Sapa

Sapa mùa tuyết rơi đầu năm 2014 nhìn thật đẹp
Được Chụp từ trên cao nhìn xuống trung tâm Sapa/High aerial view down the center sapa (Sapa là một địa danh nổi tiếng từ thời pháp thuộc, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ quanh năm)





Lào Cai/Lao cai intenational border gate

Một số hình ảnh góc Thành Phố Lào Cai bên con sông hồng chảy vào đất việt.
Nơi đây là cửa khẩu quốc tế lào cai : Lào cai - Hà Khẩu vân nam trung quốc (quý khách có nhu cầu có thể được làm thủ tục nhanh chóng sang thăm Hà Khẩu Nước bạn Trung Quốc)